Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn

01/05/2025 00:03

Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn- Ảnh 1.

Phi lê cá rô phi.

Đó là cá rô phi.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá rô phi của nước ta đạt gần 14 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2024. Con số này cũng bằng khoảng 1/3 so với tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi trong năm 2024 (với 41 triệu USD).

VASEP cho biết, Mỹ hiện là thị trường mua cá rô phi nhiều nhất của Việt Nam, với hơn 36 triệu USD (tức là tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Trong năm 2024, Mỹ chi 19 triệu USD để mua cá rô phi từ Việt Nam, tăng 572% so với cùng kỳ năm trước đó.

Cơ quan này cũng chho biết, tại nhiều hội nghị thủy sản quốc tế, cá rô phi còn được gọi là "cá của tương lai". Thực tế, quy mô thị trường của cá rô phi toàn cầu đạt khoảng 10,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ lên tới 14,5 tỷ USD vào năm 2033.

VASEP nhận định rằng, những con số trên cho thấy, ngành cá rô phi của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Việt Nam có cơ hội vàng để mở rộng thị trường xuất khẩu cá rô phi

Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn- Ảnh 2.

Cá rô phi là một mặt hàng tiềm năng của Việt Nam. Ảnh: VASEP

Theo đánh giá của VASEP, hiện nay, Việt Nam có một số lợi thế trong xuất khẩu cá rô phi, khi là quốc gia xuất khẩu cá tra lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, trước tiên, cá tra cũng có nhiều điểm tương đồng với cá rô phi, khi cả hai đều được nuôi và sinh trưởng trong cùng môi trường với điều kiện sống thuận lợi.

Thứ hai, Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới (với nhiệt độ từ 7 – 32 độ C), diện tích mặt nước lớn (khoảng 3.300 ha ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), lý tưởng cho việc nuôi cá rô phi với chu kỳ ngắn từ 5 – 6 tháng, 600 – 800 gram/ con, với chi phí thấp.

Thứ ba, Việt Nam hiện đứng thứ 5 ở khu vực châu Á về sản lượng cá rô phi, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Philippines.

Tuy nhiên, theo VASEP, người nuôi cá rô phi ở nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức vì thức ăn cho cá phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, vấn đề thuế quan, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, truy xuất nguồn gốc và lao động bền vững.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cá rô phi trong nước còn yếu, khi thiếu nhà máy đạt chuẩn, chi phí logistics tăng vì chiến tranh thương mại. Do đó, các nhà xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức khi cạnh tranh quốc tế với các đối thủ khác như Brazil hay Trung Quốc.

Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn- Ảnh 3.

Mỹ hiện là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam. Ảnh: VASEP

Cá rô phi Việt Nam đang bước vào giai đoạn thuận lợi, mở ra cơ hội lớn để phát triển chuỗi giá trị và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2025 được dự báo đạt 7,3 triệu tấn. Trong đó Việt Nam đóng góp khoảng 316.000 tấn vào năm 2024, với diện tích nuôi là 42.000 ha. Các hiệp định thương mại như RCEP, giảm thuế vào Trung Quốc về 0% từ 2025, mở ra cơ hội lớn để cá rô phi Việt Nam thâm nhập thị trường châu Á. Thế nhưng, theo các chuyên gia, để tận dụng cơ hội, Việt Nam cần khắc phục những thách thức nội tại như sản xuất manh mún, thiếu liên kết chuỗi và chất lượng giống chưa đồng đều.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư, cho biết trong chiến lược phát triển thủy sản bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cá rô phi được xác định là một trong những đối tượng ưu tiên, bên cạnh những mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Trên thực tế, từ năm 2023 đến 2024, kim ngạch xuất khẩu cá rô phi đã tăng mạnh từ 17 triệu USD lên 41 triệu USD. Trong quý I/2025, cá rô phi tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 131%, đạt gần 14 triệu USD. Trong 3 tháng đầu năm nay, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 46% tỷ trọng với hơn 6 triệu USD, tiếp theo là Nga (1,8 triệu USD) và Bỉ (700.000 USD).

Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư nhận định, với bối cảnh một số quốc gia cạnh tranh lớn gặp khó khăn do chính sách thuế quan, chẳng hạn như Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 125%, Việt Nam có cơ hội vàng để mở rộng thị trường, đặc biệt tại Mỹ, Trung Đông và Nhật Bản.