Cảnh báo dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát mùa mưa lũ

25/05/2025 13:00

Mùa mưa với với mưa lớn, ngập lụt là những điều kiện thuận lợi có thể bùng phát các dịch bệnh như Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Theo Công văn hỏa tốc số 3180 Bộ Y tế gửi các tỉnh/thành cho biết, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang phức tạp, nhiều loại bệnh có xu hướng gia tăng số mắc, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19...

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên một số bệnh kể trên có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.

Từ đầu tháng 5/2025 đến nay, dù chưa vào giai đoạn cao điểm mùa mưa, nhưng đã xuất hiện nhiều cơn dông, lốc, sét, mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đây là những điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh.

Cảnh báo dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát mùa mưa lũ- Ảnh 1.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương (ảnh minh hoạ).

Thời gian tới là giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025 với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau.

Cụ thể, chỉ đạo chính quyền địa phương và ban ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức đợt chiến dịch cao điểm tháng 6 -7 năm 2025 triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh có thể xảy ra trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt (đau mắt đỏ, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,...

Bình Thuận kích hoạt tuyên truyền phòng dịch Covid-19 dịp hèKịch bản Hà Nội chuẩn bị khi dịch Covid-19 tăng trở lại

Triển khai tới chính quyền cấp xã, tới từng tổ dân phố, huy động sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội trong việc loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy nắp, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước sạch nhằm diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ màn... để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học thường xuyên vệ sinh vệ sinh cho trẻ nhỏ để phòng bệnh tay chân miệng; tuyên truyền tới từng hộ gia đình việc sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như: đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết để phòng chống bệnh Covid-19.

Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường ngay sau các đợt mưa bão, ngập lụt để phòng chống dịch bệnh. Các nội dung, thông điệp và hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phù hợp với từng địa phương.

Chỉ đạo Sở Y tế đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên tuyền cho người dân, đặc biệt nhóm nguy cơ cao tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời.

Rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất.

Chỉ đạo Sở GD&ĐT tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện vệ sinh cá nhân; Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời,..