Mỗi chai bia sắp phải tính thêm 51 đồng chi phí tái chế
Chi phí tái chế cao có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ, 1 lon bia sẽ phải tính thêm 41 đồng, chai bia tăng thêm 51 đồng.
Quảng Nam: Phạt nặng công ty Hiệp Hưng vì khai thác cát, sỏi vượt phép
Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hiệp Hưng khai thác khoáng sản cát, sỏi vượt công suất trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50%.
Nước về hồ thủy điện tăng nhanh, không còn thấp thỏm lo cắt điện
Nhiều hồ thủy điện lớn tại khu vực miền Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát đã bỏ xa mực nước chết.
Hồ thủy điện nhỏ điều tiết nước lũ, các hồ lớn vẫn hạn chế phát điện
Trong 24 giờ qua, mực nước các hồ thủy điện được ghi nhận tăng cao, nhiên liệu than cho sản xuất đủ, người dân miền Bắc tạm thời xua tan được nỗi lo thiếu điện.
Thành tựu sau 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được bảo vệ tốt suốt 20 năm qua, là minh chứng của việc công tác quản lý, bảo vệ rừng “trái tim Di sản” luôn được Ban Quản lý VQG ưu tiên hàng đầu, với sự chung tay, nỗ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư vùng đệm VQG.
Trước đây, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từng là điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng, thì đến nay, các hoạt động xâm hại tài nguyên rừng đã được hạn chế đến mức tối đa. Lâm phận của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp giáp với 13 xã , thị trấn vùng đệm nằm trên các huyện Bố Trạch, Minh Hoá, Quảng Ninh, dân số vùng đệm có hơn 65.000 người, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó, áp lực của người dân lên tài nguyên rừng của VQG là vô cùng lớn, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ Di sản không phải là điều dễ dàng.
Toàn cảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo đó, để bảo vệ tốt VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xác định: Ngoài công tác tuần tra, bảo vệ rừng thì công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật, tham gia bảo vệ rừng là một trong những biện pháp quan trọng và mang tính bền vững.
Hàng năm, Ban Quản lý Vườn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức hội nghị tuyên truyền; lồng ghép thông qua các buổi họp thôn bản; trực tiếp vận động, nhắc nhở bà con trong cộng đồng; thông qua hệ thống loa phát thanh... Lập danh sách, theo dõi, giám sát chặt chẽ các nhóm đối tượng có nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng VQG hoặc có lịch sử vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp để có các biện pháp tuyên truyền, vận động; đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương phối hợp theo dõi, giáo dục, răn đe. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện giao nộp vũ khí góp phần ổn định an ninh trật tự địa bàn và nhằm giảm thiểu đe dọa đến các loài động vật hoang dã...
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Kết quả, trong 20 năm qua, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tổ chức được 1.565 đợt tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật đến 876 lượt thôn, bản trên địa bàn các xã, thị trấn vùng đệm với sự tham gia của 29.628 lượt người dân; tổ chức các hoạt động diễn giải môi trường cho hơn 5.000 lượt du khách và học sinh, sinh viên; tổ chức 05 cuộc thi sáng tác các video, thi vẽ tranh cho học sinh để tuyên truyền bảo vệ rừng; phát hành trên 60.000 ấn phẩm về bảo tồn thiên nhiên; vận động giao nộp được 126 khẩu súng và 23 cá thể động vật rừng.
Bên cạnh đó, từ năm 2017, công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được chính thức áp dụng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Đơn vị đã áp dụng công nghệ viễn thám (ảnh vệ tinh Sentinel, Landsat, Planet) và các phần mềm giải đoán biến động, phần mềm GIS để tiến hành theo dõi biến động rừng và đất lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2017-2022, VQG đã xác định được 37 khu vực biến động rừng, qua đó xác định nguyên nhân, diện tích các khu vực biến động và báo cáo biến động tài nguyên rừng gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện để cập nhật theo quy định. Bên cạnh đó, công tác quản lý ranh giới và mốc ranh giới cũng được thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm tra, bảo vệ đảm bảo hiệu quả và bổ sung, tăng dày hàng năm.
Quần thể bách xanh núi đá ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
Công tác phối hợp đã được chú trọng và tăng cường, Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Cụ thể: Kế hoạch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình và 06 Đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn; Quy chế phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh; Quy chế phối hợp với 13 xã, thị trấn xã vùng đệm; Quy chế phối hợp với 02 chủ rừng có diện tích giáp ranh là Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình và Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại; Chương trình hành động với UBND huyện Bố Trạch, Huyện Minh Hóa... Đồng thời, với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật, Hạt Kiểm lâm VQG đã chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Viện Kiểm sát, Công an... trong việc giải quyết các vụ việc có dấu hiệu hình sự liên quan đến khai thác rừng; phá rừng; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, qua đó, xử lý các vụ vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi, đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.
Sự phát triển của các loài Linh trưởng là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong hành trình 20 gìn giữ Di sản.
Kết quả, trong 20 năm, Hạt Kiểm lâm VQG đã phối hợp 1.029 đợt tuần tra, bảo vệ rừng với các cơ quan chức năng trên địa bàn; phối hợp 4.441 đợt tuần tra với các Nhóm Bảo tồn thôn bản và Tổ bảo vệ rừng. Phát hiện 58 vụ VPHC, 91 vụ không xác định được đối tượng, phối hợp xử lý 19 vụ án hình sự và 08 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm; trao đổi thông tin giữa các đơn vị phối hợp được giữ thường xuyên, kịp thời; phối hợp với Biên Phòng, Công an vận động và thu hồi vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn được trên 20 khẩu súng các loại.
Hằng năm Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã chủ động xây dựng phương án PCCCR ngay từ đầu mùa, đôn đốc Hạt Kiểm lâm chỉ đạo các Trạm, Tổ Kiểm lâm phối hợp với các tổ bảo vệ rừng, chính quyền địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn thành lập các tổ PCCCR; thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng và đầu tư mua sắm, tu sửa, bổ sung các dụng cụ, phương tiện, công trình PCCCR đảm bảo cơ động, sử dụng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra… Nhờ vậy, trong 20 năm qua, công tác PCCCR tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được thực hiện tốt, không để vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.
Box: Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc VQP Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết, thông qua các hoạt động tuyên truyền, nhận thức, thái độ của người dân vùng đệm đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng của người dân ngày được nâng cao, góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng khu vực vùng đệm và vùng lõi của VQG.
Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là niềm tự hào của quê hương Quảng Bình và đất nước Việt Nam. Với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của mình, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn luôn đứng trước nguy cơ xâm hại từ con người. Thực tiễn cho thấy, 20 năm qua, hành trình bảo vệ “trái tim Di sản” là một nhiệm vụ đầy khó khăn và nhiều thử thách. Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho các thế hệ mai sau.
Thu Hà
Chấm dứt việc dân dựng lều bạt, ngăn không cho xe tải ra vào cảng biển
Sau khi đối thoại, người dân đã đồng ý trở về nhà, để xe tải đầu kéo tiếp tục vào cảng nước sâu trả hàng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
Sau 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.
Ngày 5/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới (TNTG) với tiêu chí: Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địa chất. Bằng những nổ lực và hướng đi đúng trong định hướng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản, một lần nữa, ngày 08/7/2015, Hội nghị thường niên lần thứ 39 diễn ra tại Bonn (Đức), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã thống nhất bổ sung thêm 02 tiêu chí về Di sản thiên nhiên đối với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Các giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn, sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Trụ sở BQL VQG Phong Nha- Kẻ Bàng.
Trên cơ sở đó, phạm vi của Di sản đã mở rộng lên 123.326 ha (so với lần 1 là 85.754 ha), gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha). Với những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu nói trên, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành VQG lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam được công nhận là Di sản TNTG và là VQG đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí dành cho một Di sản TNTG.
Việc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi nhận là Di sản TNTG là một dấu mốc không những khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu mà còn thừa nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên.
Sau 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản TNTG, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.
20 năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Về công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản, 20 năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; tổ chức, bộ máy Kiểm lâm được củng cố và kiện toàn (từ chổ chỉ có 04 Trạm Kiểm lâm với 15 biên chế; đến nay, toàn VQG có 11 Trạm Kiểm lâm và 02 Tổ Kiểm lâm Cơ động với 128 biên chế); quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng đặc dụng được công nhận là Di sản TNTG, ngoài ra còn quản lý hơn 3.000 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất do UBND tỉnh Quảng Bình giao.
Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng tại gốc; thường xuyên thay đổi cách thức, phương pháp tuần tra, kiểm tra linh hoạt, bí mật, bất ngờ và kịp thời, đồng thời cương quyết bắt, giữ, xử lý các đối tượng vi phạm; áp dụng phần mềm SMART trong tuần tra quản lý bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học; điều chỉnh, hoàn thiện phương án quản lý bảo vệ rừng; phương án sử dụng đất; xây dựng kế hoạch tuần tra hàng tháng sát với tình hình thực tế trên từng địa bàn; khoanh vùng, xây dựng bản đồ những khu vực có phân bố nhiều động vật, thực vật quý hiếm.
Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng có những bước chuyển biến tích cực, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp và số lượt người vào rừng trái phép giảm mạnh qua các năm; tài nguyên rừng cơ bản được bảo vệ tốt, số lượng và tần suất bắt gặp các loài động vật rừng ngày càng nhiều, đặc biệt là các loài linh trưởng và các loài nguy cấp, quý, hiếm.
Công tác kiểm tra giám sát các đơn vị khai thác du lịch trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ môi trường được duy trì kiểm tra định kỳ hàng năm.
Kết quả 20 năm qua, lực lượng Kiểm lâm VQG đã tổ chức được trên 41.000 đợt tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học; ra Quyết định xử lý đối với 2.401 vụ VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp, ra Quyết định khởi tố 19 vụ án hình sự và chuyển hồ sơ 08 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan CSĐT xử lý; chuyển 08 vụ VPHC cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Về công tác kiểm tra giám sát các đơn vị khai thác du lịch trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ môi trường được duy trì kiểm tra định kỳ hằng năm. Trong gần 20 năm qua đã thực hiện được 21 đợt kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất hàng năm. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trái phép tại các cửa rừng, trên hai tuyến đường 20 và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây thông qua các barie có gắn camera giám sát (Tại các Trạm Kiểm lâm Số 6, Trộ Mơợng, Thượng Trạch); bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, duy trì thường xuyên các chốt bảo vệ rừng (10 tổ chốt) đóng tại các cửa rừng, khu vực xung yếu để kiểm soát hoạt động vào, ra của người và phương tiện trên các tuyến đường. Ngoài ra còn tổ chức trực chốt di động nhiều điểm khác nhau nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng VQG. Lập danh sách các đối tượng có nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng cư trú trên địa bàn các xã vùng đệm đồng thời có các công văn gửi UBND các xã, thị trấn vùng đệm để phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý.
Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu, 96,2% diện tích khu VQG này được rừng bao phủ. Qua các cuộc khảo sát hệ động, thực vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.953 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành, trong đó có 111 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 03 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Về động vật, Phong Nha - Kẻ Bàng có 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 68 bộ, 12 lớp, 4 ngành, trong đó có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 116 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 39 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP; 66 loài nằm trong các phụ lục CITES.
Thu Hà
Đà Nẵng: Cử tri đề nghị sớm di dời Trung tâm Chế biến gia súc, gia cầm vì ô nhiễm
Cử tri phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, mong muốn chính quyền sớm có kế hoạch di dời Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm này ra khỏi khu dân cư vì ô nhiễm.
Mực nước hồ chứa thuỷ điện miền Bắc tiếp tục tăng
Dù mực nước hôm nay tiếp tục tăng, tuy nhiên các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Bộ vẫn đang phải phát điện cầm chừng.
Nhà máy thủy điện ở miền Bắc vẫn phát điện cầm chừng
Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường, dù đã vào mùa lũ, tuy nhiên lưu lượng nước về các hồ chứa thủy điện ở miền Bắc vẫn chưa cao.
Hải Phòng: Dòng sông "oằn mình" gánh xả thải
Sông Đa Độ cung cấp nước thô cho gần 30 nhà máy nước phục vụ nhu cầu hơn 30% dân số Tp.Hải Phòng đang phải oằn mình gánh chịu hàng trăm nguồn xả thải gây ô nhiễm.
Hải Phòng: Bao giờ làng nghề Tràng Minh mới hết gây ô nhiễm?
Mặc dù trạm xử lý nước thải làng nghề Tràng Minh ở quận Kiến An, Tp.Hải Phòng vừa được đưa vào hoạt động, nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm ở địa phương.
Miền Bắc kết thúc mưa lớn, lưu lượng nước về hồ thuỷ điện lại giảm
Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt mới, lưu lượng nước về các hồ chứa thủy điện ngày 16/6 giảm nhẹ.
Vĩnh Long: 3 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác thải
Hiện tại, 2 trong 4 bãi rác của tỉnh Vĩnh Long đã phủ đỉnh và chỉ khoảng 3 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác thải.