Đồng Nai: Người dân chưa hết khổ vì lò gạch thủ công
Tại một số địa điểm trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vẫn đang tồn tại các lò nung gạch thủ công, ngày đêm nhả khói gây bức xúc cho người dân.
Đối thoại với người dân, giải quyết việc chặn xe hàng vào cảng biển
Mong muốn của người dân là chính đáng, nhưng hành vi chặn xe hàng là vi phạm pháp luật.
Đồng Nai: Trả lại sự bình yên cho hồ Trị An
Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai kiểm tra, xử lý trên 2.000 lượt ghe, thu hồi 2,7 ngàn mét lưới và thiết bị dùng đánh bắt thủy sản trái phép.
Kiểm tra mẫu nước biển đổi màu dọc bên vịnh đẹp ở Thừa Thiên -Huế
Cơ quan chức năng ở Thừa Thiên-Huế đang tổ chức lấy mẫu kiểm tra việc nước biển đổi màu bất thường dọc bên vịnh đẹp Lăng Cô.
Nhanh chóng xử lý việc người dân tiếp tục chặn xe vào cảng biển Vissai
Người dân cản trở xe là vi phạm pháp luật, mất an toàn giao thông. Chính quyền địa phương đang tiếp tục triển khai các lực lượng tuyên truyền để người dân thấu hiểu.
Nhóm bạn trẻ "thay áo mới" cho các con kênh ở Tp.HCM
Những bạn trẻ của nhóm Sài Gòn Xanh đã âm thầm “thay áo mới” cho các con kênh tại Tp.HCM ngày càng đẹp.
Bình Thuận: Báo cáo kết quả kiểm tra việc khai thác đá cuội trái phép
Theo kết quả kiểm tra hình dạng, màu sắc của đá cuội đã bị khai thác trái phép. Số đá cuội được lực lượng chức năng phát hiện không phải là đá con trên bãi đá 7 màu.
Bê tông hoá triển khai rộng rãi gây tình trạng ngập lụt
Vấn đề ngập lụt ngày càng thường xuyên xảy ra do ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu, do quy hoạch đô thị nên việc bê tông hoá cũng triển khai rộng hơn.
Xả nước thải vượt quy chuẩn, công ty ở Vũng Tàu bị phạt 255 triệu đồng
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động ở Tp. Vũng Tàu bị xử phạt vì xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường.
Hải Phòng: Người dân "kêu trời" vì mùi hôi thối của xưởng sơ chế chân gà
Xưởng sơ chế chân gà rút xương rộng hơn 3.000 m2 tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng gây ô nhiễm khiến người dân địa phương "kêu trời" suốt thời gian dài.
Ngày nắng đêm mưa, mực nước ở các hồ thuỷ điện hiện thế nào?
Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, hiện chỉ còn 2 hồ thủy điện đang ở mực nước thấp nhờ lưu lượng nước về các hồ chứa nhiều.
Quảng Bình cam kết làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững
Tại Hội thảo quốc tế: “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững", tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững.
Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững", do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023).
Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững".
Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội hợp tác phát triển, đưa ra các giải pháp, ý tưởng, đề xuất chính sách địa phương, thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị Di sản, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản với tầm nhìn dài hạn.
Đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội thảo quốc tế lần này và đánh giá cao chủ đề của hội thảo đã nắm bắt trúng, đúng xu thế của thế giới hướng tới phát triển xanh và bền vững. Giải quyết dung hòa và có cách tiếp cận công bằng giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ Di sản, bảo vệ tài sản chung quý giá của nhân loại. Điều này đã và đang được tỉnh Quảng Bình giành sự quan tâm cao và tập trung thực hiện rất tốt. Bộ ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Quảng Bình để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị Di sản, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện nghiêm Công ước Di sản Thế giới, đưa Di sản ngày càng phát triển cân bằng, bền vững.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, ông Michel Croft - Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO đã gửi lời cám ơn sâu sắc của tổ chức UNESCO đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Bình và Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đánh giá cao những kết quả đã đạt được đặc biệt là sự chuyển mình của Di sản trong 20 năm qua, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hội thảo nhận được 26 bài tham luận và báo cáo khoa học trong đó có 13 bài trình bày tại Hội thảo. Xuyên suốt các bài tham luận, các nhà khoa học, các chuyên gia, diễn giả, đã nhấn mạnh đến những giá trị ngoại hạng toàn cầu tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Bên cạnh đó, là những ghi nhận về thành tựu và sự nỗ lực của tỉnh Quảng Bình trong việc bảo tồn, giữ gìn, quản lý và phát huy giá trị VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trong suốt 20 năm qua. Kể từ khi được ghi danh, các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, hệ sinh thái của Phong Nha – Kẻ Bàng đã không nhừng được bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị.
Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trình bày tham luận tại Hội thảo.
Qua các phiên thảo luận, các nhà khoa học, các chuyên gia tham dự Hội thảo đều đánh giá, với thế mạnh của một Di sản thiên nhiên thế giới, với vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa nổi bật là điểm đến thu hút lượng du khách rất cao, Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những VQG triển khai hiệu quả nhất các hoạt động du lịch gắn với giáo dục môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các công ty khai thác du lịch, xây dựng phương án dịch vụ môi trường rừng, các bảng nội quy, hướng dẫn khách tham quan, cùng với việc huấn luyện, tập huấn kỹ cho các hướng dẫn viên để thực hiện du lịch xanh, giảm thiểu tác động vào các giá trị tự nhiên của Di sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là Di sản thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ, mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học cũng như thực địa, tại Hội thảo, các nhà khoa học, diễn giả cũng đã “hiến kế” để VQG Phong Nha – Kẻ Bàng khắc phục được những hạn chế, phát triển hơn nữa.
Thảo luận chuyên môn Khai thác du lịch di sản Phong Nha – Kẻ Bảng theo quan điểm phát triển bền vững.
Như tham luận của một diễn giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á. Theo đó, Phong Nha – Kẻ Bàng hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm hàng đầu khu vực Châu Á trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để biến điều này trở thành hiện thực trong 5 – 10 năm tới, đó là cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa các hoạt động du lịch mạo hiểm; thành lập các trung tâm đào tạo du lịch mạo hiểm; thúc đẩy loại hình du lịch bề vững; phối hợp với cộng đồng địa phương; nỗ lực bảo tồn; hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương.
Một chuyên gia An toàn hang động và quản lý, đào tạo (Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh) trình bày tham luận “Quản lý rủi ro trong hoạt động thám hiểm”. Theo chuyên gia này, việc tham gia các hoạt động mạo hiểm đã được triển khai từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới và đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Hiện, các tour du lịch mạo hiểm ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng là một trải nghiệm tuyệt vời và duy nhất. Do đó, điều quan trọng là phải bảo đảm rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ đang tuân theo thực hành từ thực tiễn tốt. Chuyên gia cũng khuyến nghị một số nội dung liên quan đến việc quản lý rủi ro trong hoạt động thám hiểm ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng như: Những đơn vị cung cấp dịch vụ được cấp phép mới được phép thực hiện; các tour du lịch phải được lên kế hoạch bài bản, cẩn thận; các thiết bị sử dụng phải đạt tiêu chuẩn; có phương án khẩn cấp nếu xảy ra sự cố; nâng cao việc đào tạo nhân viên và kiểm tra thường xuyên…
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Bế mạc Hội thảo, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: “Chúng tôi lắng nghe có chọn lọc, sáng suốt và thận trọng, làm sao khai thác để phát triển, nhưng đồng thời phải giữ nguyên vẹn các giá trị di sản cho thế hệ mai sau, để bảo tồn nguyên vẹn, lâu dài cho thế giới. Chúng tôi cam kết, khẳng định sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật và tuân thủ Công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với tỉnh Khăm Muồn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.
Ngô Huyền
Lưu lượng nước về ổn định, các hồ thuỷ điện đảm bảo cung ứng điện
Trong 24 giờ tới, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ tăng nhẹ, đảm bảo phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.
Hồ thuỷ điện nhỏ tăng công suất phát điện, hồ lớn vận hành ổn định
Nhờ lưu lượng nước về nhiều trong 24 giờ qua, các hồ thủy điện lớn vẫn đang vận hành ổn định trong khi các hồ nhỏ tăng công suất phát điện.