Việt Nam – Vùng đất màu mỡ cho mô hình du lịch văn hóa – lịch sử
Universal Studios có mặt ở khắp nơi trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Singapore…), không đơn thuần là nơi giải trí, mà là biểu tượng của công nghệ kể chuyện hiện đại, nơi những bộ phim đình đám bước ra đời thực, tạo nên thế giới sống động mang dấu ấn văn hóa đại chúng Mỹ. Trong khi đó, Hoành Điếm – phim trường lớn nhất Trung Quốc – ghi dấu bằng cách tái hiện chính xác các triều đại Trung Hoa, trở thành điểm đến thu hút hàng triệu du khách yêu lịch sử và điện ảnh.

Phim trường Hoành Điếm (Trung Quốc) là điểm đến thu hút hàng triệu du khách (Ảnh:hengdianworld)
Tại Hàn Quốc, công viên chủ đề Dea Jang Geum – lấy cảm hứng từ bộ phim truyền hình đình đám – đã biến di sản ẩm thực và cung đình Joseon trở thành trải nghiệm du lịch có giá trị văn hóa cao, thu hút không chỉ người Hàn mà còn đông đảo khách quốc tế.
Điểm chung của các mô hình thành công này nằm ở ba yếu tố: Khả năng tái hiện chân thực lịch sử – văn hóa, ứng dụng công nghệ kể chuyện đỉnh cao và sự kết hợp tinh tế giữa giáo dục – giải trí.
Mô hình công viên văn hoá giải trí theo chủ đề - đã và đang là xu hướng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có nền công nghiệp giải trí phát triển. Mô hình này mang đến trải nghiệm hấp dẫn, nơi du khách được hoà mình vào những bối cảnh không gian kiến trúc hoành tráng, hay trực tiếp tham gia hoạt động tương tác, hoá thân thành nhiều nhân vật khác nhau theo chủ đề.
Theo các chuyên gia du lịch, không gian của mô hình này thường được thiết kế đa dạng, từ các khu phố cổ, làng quê truyền thống, cung điện hoàng gia, đến các thành phố hiện đại hay thế giới viễn tưởng. Điểm nhấn là sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử, văn hóa đặc sắc với các khu vực giải trí hiện đại như công viên trò chơi, rạp chiếu phim ngoài trời, các sân khấu biểu diễn nghệ thuật kết hợp trường quay... Ngoài ra, mô hình này còn tạo điều kiện phát triển giáo dục và sáng tạo, giúp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch dịch vụ, cũng như tôn vinh nét đẹp văn hóa lịch sử thông qua các hoạt động tương tác, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam sở hữu kho tàng di sản phong phú bậc nhất Đông Nam Á. Từ đền đài, kinh thành, kiến trúc đến lễ hội, trang phục và ẩm thực truyền thống… tất cả tạo nền tảng vững chắc để phát triển các công viên chủ đề, quần thể du lịch văn hóa mang dấu ấn riêng không trộn lẫn.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, du lịch văn hóa – di sản đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ Nhà nước và cộng đồng. Các chiến lược phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đang mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn.
Khi lịch sử không còn là quá khứ mà là điểm đến
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 –2035, với tổng nguồn vốn tối thiểu 122.250 tỷ đồng. Đây là minh chứng cho sự quan tâm ngày càng lớn với việc bảo tồn và phát triển văn hóa lịch sử, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư có tâm và đủ tầm với tiềm lực vững mạnh, phát triển những dự án văn hóa mang tầm vóc quốc gia, khẳng định giá trị dân tộc. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực văn hoá nói chung, các dự án công viên văn hoá giải trí tại Việt Nam nói riêng.

Không gian văn hóa Hoàng thành Thăng Long giữa lòng đô thị mới
Trong bối cảnh đó, Sun Mega City tại
Khu Quan Văn – Quan Võ tái hiện tinh thần trọng học, trọng nghĩa